Return to site

[Bật mí]: Hình ảnh bệnh giang mai qua từng giai đoạn

· Bệnh xã hội

Nắm rõ những hình ảnh bệnh giang mai sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện và có hướng điều trị kịp thời. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp ảnh giang mai qua từng giai đoạn. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Bệnh giang mai là gì?

broken image

Bệnh giang mai hình thành do sự tấn công của một xoắn khuẩn nhạt màu có tên khoa học là Treponema pallidum gây ra. Bệnh chủ yếu lây truyền qua con đường tình dục không an toàn. Ngoài ra giang mai còn lây truyền qua tiếp xúc vết thương hở trên người bệnh, lây truyền qua đường máu, lây truyền từ mẹ sang con.

Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh giang mai, trong đó những người có đời sống tình dục phức tạp, gái mại dâm… Là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao hơn cả đồng thời cũng là nguồn gây bệnh chính cho xã hội.

Bệnh giang mai nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ diễn tiến nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như: viêm loét bộ phận sinh dục, gây bại liệt. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan nội tạng, gây vô sinh, hiếm muộn… thậm chí khiến người bệnh tử vong.

Nữ giới bị giang mai khi đang mang thai có thể phải đối mặt với tình trạng thai ngoài tử cung, sinh non, sảy thai, thai chết lưu. Hoặc bé sinh ra đời có nguy cơ cao bị viêm màng não, mù lòa bẩm sinh… Chính vì vậy, việc điều trị bệnh giang mai nên được tiến hành càng sớm càng tốt.

Hình ảnh bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Các chuyên gia cho biết, bệnh giang mai diễn tiến qua 3 giai đoạn chính và 1 giai đoạn tiềm ẩn. Mỗi giai đoạn lại có những triệu chứng – hình ảnh bệnh giang mai biểu hiện ra bên ngoài khác nhau, cụ thể:

Giai đoạn sơ cấp – Xuất hiện săng giang mai

Giang mai có thời gian ủ bệnh trong khoảng 3 – 90 ngày, trong thời gian này người bệnh hoàn toàn không xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào.

broken image

Săng giang mai xuất hiện là triệu chứng đầu tiên của bệnh giang mai sau thời gian dài ủ bệnh. Lúc này, trên cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các vết loét, nốt đỏ hình ô van hoặc bầu dục, nông, nhẵn và hoàn toàn không gây đau đớn hay ngứa ngáy, không có mủ.

Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao hơn so với nam giới do vùng kín có cấu trúc theo dạng mở nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập, săng giang mai ở nữ sẽ xuất hiện tại vị trí bị lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai hoặc xuất hiện ở nhiều bộ phận vùng kín như: âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, môi lớn, môi bé,…

broken image

Ở nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở dương vật, bao quy đầu,… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện săng giang mai ở hậu môn và khoang miệng, lưỡi.

broken image
broken image

Các dấu hiệu săng giang mai xuất hiện trong khoảng 3 – 6 tuần thì tự biến mất mà không cần điều trị khiến nhiều người lầm tưởng bệnh đã tự khỏi, nhưng thực chất lúc này xoắn khuẩn giang mai đang phát triển âm thầm, ăn sâu vào máu và diễn tiến sang giai đoạn khác.

Giai đoạn 2 – Nổi phát ban

broken image

Các săng giang mai biến mất được khoảng vài tuần thì trên cơ thể người bệnh giang mai bắt đầu xuất hiện các nốt ban màu đỏ hoặc thâm tím, rải rác ở khắp các vùng da trên cơ thể, đặc biệt là ở lưng, bụng, vùng bẹn, cánh tay, cánh chân,… Phát ban này thường không đau, không ngứa và có một số dấu hiệu kèm theo như: mệt mỏi, chán ăn, đau nhức xương khớp.

Những dấu hiệu này có thể tự biến mất trong khoảng vài tuần hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong vòng 1 năm.

Giai đoạn 3 - Giai đoạn tiềm ẩn

Bệnh giang mai nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn.

Đúng như tên gọi, ở giai đoạn này người bệnh giang mai hầu như không còn bất kỳ dấu hiệu nào, các hình ảnh của bệnh giang mai không biểu hiện ra bên ngoài, nhưng các xoắn khuẩn giang mai bên trong cơ thể lại vẫn đang tồn tại và phát triển ngày một nhanh chóng, gây tổn thương đến nhiều cơ quan trong cơ thể: hệ thần kinh, tim mạch, hệ cơ, xương, nội tạng,… khiến việc điều trị bệnh vô cùng khó khăn.

Giai đoạn cuối - Giai đoạn biến chứng nguy hiểm

Sau 2 – 40 năm kể từ ngày xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn cuối. Thời gian bệnh chuyển sang giai đoạn cuối tùy thuộc vào cơ địa và tình hình sức khỏe của người bệnh.

broken image
broken image
broken image

Xuất hiện gôm giang mai, củ giang mai là triệu chứng điển hình nhất của bệnh giang mai giai đoạn cuối. Gôm giang mai rất dễ vỡ nhưng khó lành, khi vết thương khô sẽ đóng vảy và để lại sẹo. Củ giang mai thường có hình cầu, màu đỏ mận, có thể ngả tím với kích thước khoảng bằng hạt ngô.

Gôm, củ giang mai xuất hiện báo hiệu tình trạng bệnh giang mai đã vô cùng nghiêm trọng, các xoắn khuẩn giang mai có thể tàn phá thậm chí ăn mòn cấu trúc nội tạng của người bệnh đồng thời làm tăng nguy cơ người bệnh mắc: giang mai thần kinh, giang mai tim mạch,.. Sau đó, bệnh tiếp tục biến chứng gây mù lòa, bại liệt, tâm thần, thậm chí là tử vong.

Các chẩn đoán bệnh giang mai

broken image

Ngoài việc nhận biết bệnh giang mai thông qua các hình ảnh trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám cụ thể. Hiện nay, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh có một số cách phát hiện bệnh giang mai như sau:

Soi kính hiển vi: Ở giai đoạn đầu, xoắn khuẩn giang mai chưa đi vào máu nên nếu xét nghiệm máu cũng không thể phát hiện ra xoắn khuẩn. Do đó, các bác sĩ sẽ lấy mẫu vật ở các vết loét trên da, niêm mạc, cơ quan sinh dục,... để soi kính hiển vi nhằm phát hiện xoắn khuẩn.

Xét nghiệm máu: Ở giai đoạn 2 và giai đoạn tiềm ẩn, xoắn khuẩn giang mai đã đi sâu vào trong máu. Do đó xét nghiệm máu ở giai đoạn này sẽ phát hiện bệnh chính xác hơn.

Xét nghiệm dịch não tủy: Ở giai đoạn cuối, các xoắn khuẩn giang mai đã ẩn vào các tế bào, không bài tiết vào huyết thanh và tồn tại trong các củ giang mai. Do đó, xét nghiệm máu cũngrất khó để phát hiện. Khi này, bác sĩ sẽ phải lấy dịch não tủy để xét nghiệm vìxoắn khuẩn đã xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương.

Chọc nước ối: Đối với phụ nữ mang thai, phương pháp chọc nước ối và soi trên kính hiển vi nhằm kiểm tra xem bệnh đã lây nhiễm cho thai nhi hay chưa từ đó có phương pháp hỗ trợ.

Trên đây là những thông tin về hình ảnh bệnh giang mai qua từng giai đoạn. Nếu có thắc mắc xung quanh vấn đề này, người bệnh có thể gọi đến (028) 392 57 111- 038 558 1111 để được các bác sỹ tư vấn chi tiết.

broken image