Return to site

[Tổng hợp] 10 thông tin về Tiêm mũi trưởng thành phổi cho bà bầu

· Mang thai

Tiêm mũi trưởng thành phổi cho bà bầu có lợi hay có hại. Khi nào bà bầu cần tiêm trưởng thành phổi, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có tiêm trưởng thành phổi được không?.... Hiện là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Để giúp chị em có một thai kỳ khỏe mạnh cũng như hiểu rõ hơn về mũi tiêm trưởng thành phổi. Bài viết sau chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề này. Chị em hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!

Tiêm mũi trưởng thành phổi là gì?

broken image

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, thuốc trưởng thành phổi là một loại thuốc có thể giảm miễn dịch ở người mẹ. Mũi tiêm này được áp dụng cho những bà bầu có dấu hiệu sinh non, sinh thiếu tháng.

Thông thường mũi tiêm này được tiêm cho bà bầu có thai nhi ở trong độ tuổi từ tuần 26 đến tuần 35.

Những bà bầu có dấu hiệu sinh non sẽ được tiêm 2 mũi trưởng thành phổi, mỗi mũi cách nhau 24 giờ.

Tác dụng của mũi tiêm trưởng thành phổi

broken image

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Mũi tiêm trưởng thành phổi có nhiều tác dụng. Cụ thể như:

  • Với thành phần corticosteroid có rtrong thuốc sẽ làm tăng khả năng chuyển phế bào I thành phế bào II, tăng tổng hợp và phóng thích surfactant vào phế nang, giúp tránh hội chứng suy hô hấp cấp (RDS) gây ra bởi thiếu surfactant dẫn đến xẹp phế nang ở những trẻ sinh non.
  • Làm tăng thể tích phổi của thai nhi
  • Giảm lượng chất lỏng bên trong phổi.

Mũi tiêm trưởng thành phổi do ai chỉ định

Mũi tiêm trưởng thành phổi sẽ do các bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm chỉ định.

Thông thường, việc tiêm trưởng thành phổi được thực hiện ở các cơ sở y tế đủ điều kiện thường là bệnh viện tuyến tỉnh trở lên. Ngoài ra, bác sĩ ở bệnh viện tuyến huyện có kinh nghiệm cũng có thể cho chỉ định mũi tiêm này.

Cơ chế hoạt động của thuốc tiêm trưởng thành phổi như thế nào?

broken image

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Sau khi thai phụ được tiêm trưởng thành phổi, thuốc sẽ theo các mạch máu chuyển đến cơ thể thai nhi và tác động theo nhiều cách:

  • Thứ nhất: làm tăng khả năng sản xuất surfactant, chất chỉ có đủ sau tuần thai 32. Surfactant có vai trò làm giảm sức căng bề mặt của lớp dịch phế nang, chống lại lực đàn hồi của phổi. Nếu không sản xuất đủ surfactant, phổi có nguy cơ bị xẹp, dẫn đến suy hô hấp.
  • Thứ 2: Thuốc sẽ làm tăng thể tích phổi của thai nhi, đồng thời làm giảm lượng chất lỏng ở bên trong phổi.

Còn đối với thai phụ, sau khi tiêm thuốc đường huyết sẽ bắt đầu tăng nhẹ trong khoảng 5 ngày. Do đó, thai phụ cần phải thăm khám tiểu đường thai kỳ trước khi tiêm thuốc hoặc sau đó 5 ngày để có kết quả chính xác.

Ngoài ra, bạch cầu của bà bầu cũng sẽ tăng 30% sau 24 giờ và trở lại bình thường sau 3 ngày. Do đó, thai phụ cần phải có sự theo dõi cẩn thận.

Thuốc trưởng thành phổi có những loại nào?

broken image

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Trên thị trường có 2 loại thuốc trợ phổi thường dùng là betamethatsone và dexamethasone.

  • Loại betamethatsone sẽ được tiêm trực tiếp vào bắp 2 liều, mỗi liều cách nhau 24 giờ và liều lượng mỗi liều là 12mg
  • Dexamethasone chia làm 4 liều, mỗi liều cách nhau 12 giờ và liều lượng mỗi liều là 6mg

Những mẹ bầu bắt buộc phải tiêm trưởng thành phổi cần phải nằm viện để có sự theo dõi của bác sĩ sản khoa.

Đối tượng cần phải tiêm trưởng thành phổi

Không phải bà bầu nào cũng phải tiêm trưởng thành phổi. Những đối tượng sau đây sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm trưởng thành phổi:

  • Thai phụ có khả năng sinh non
  • Bà bầu bị suy dinh dưỡng bào thai
  • Phụ nữ lớn tuổi mang thai (trên 35 tuổi)
  • Mẹ bầu bị đa thai

Dấu hiệu sinh non mẹ bầu cần biết

broken image

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Không phải bà bầu nào cũng mang thai đủ 9 tháng 10 ngày mới sinh. Hiện nay, tỷ lệ thai phụ sinh thiếu tháng khá nhiều. Vì thế, khi bản thân có các triệu chứng, dấu hiệu sau đây. Thai phụ hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, có biện pháp khắc phục kịp thời cũng như tiêm trưởng thành phổi đúng thời điểm:

  • Thai phụ bị co thắt tử cung: Phụ nữ mang thai có dấu hiệu sinh sớm thường bị  co thắt tử cung (có 4 cơn con trong 20 phút hay 8 con co trong 60 phút).
  • Bà bầu bị vỡ ối sớm: Tùy vào cơ địa của mỗi người, có người vỡ ối thì nước tuôn ào ào, nhưng cũng có người chỉ rò rỉ, nhỏ giọt.
  • Mẹ bầu bị chuột rút kèm theo đau thắt phần lưng dưới mà không phải do tiêu chảy. Bên cạnh đó còn bị chảy máu âm đạo.
  • Bụng bì trì nặng: Thai phụ sẽ có cảm giác em bé trong bụng đang di chuyển xuống phía dưới, làm gia tăng áp lực lên vùng khung chậu với cơn đau thắt bụng và kèm theo tiêu chảy.
  • Âm đạo tiết dịch bất thường
  • Cảm giác buồn nôn: Nếu mẹ bầu bầu trên 20 tuần  mà vẫn có cảm giác đầu choáng váng, buồn nôn và tiêu chảy thì đây là một trong những dấu hiệu của việc sinh non.

Tiêm trưởng thành phổi có tác dụng phụ không?

Có rất nhiều mẹ bầu lo lắng khi được bác sĩ chỉ định tiêm trưởng thành phổi như: Tiêm trưởng thành phổi có tác dụng phụ không, tiêm trưởng thành phổi thai nhi có còi không?....

Và theo các chuyên gia, bất cứ loại thuốc nào nếu dùng đúng, dùng đủ, dùng đúng đối tượng, đúng thời điểm thì thuốc sẽ phát huy tối đa hiệu quả. Còn ngược lại, thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ mà người sử dụng không lường trước được.

Tương tự với thuốc tiêm trưởng thành phổi. Nếu thai phụ tiêm thuốc đúng thời điểm (từ 26- 34 tuần), đúng liều lượng của từng loại sẽ không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào, cũng như không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Nếu thai phụ tiêm trưởng thành phổi sau 34 tuần, thuốc sẽ không phát huy tác dụng. Tiêm thuốc quá liều sẽ khiến trẻ nhỏ dễ bị tăng động về sau.

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có nên tiêm trưởng thành phổi?

broken image

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Như đã nói ở trên, sau khi tiêm thuốc trợ phổi đường huyết ở cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu tăng nhẹ. Tình trạng này sẽ kéo dài trong khoảng 5 ngày.

Tiểu đường thai kỳ khá là nguy hiểm, nếu như mẹ bầu không hạn chế được lượng đường trong cơ thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng như: tiền sản giật, sản giật.

Còn đối với thai nhi, nếu mẹ bầu không kiểm soát được lượng đường trong máu sẽ làm thai nhi hấp thụ nhiều dẫn đến thai nhi phát triển nhanh hơn bình thường trong cơ thể mẹ, dễ xảy ra tình trạng béo phì sau này.

Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, tiểu đường về sau và thiểu năng thí tuệ.

Thường mẹ bị tiểu đường thai kỳ, khi sinh ra trẻ dễ bị hạ đường huyết và tụt canxi.

Do đó, để tránh các biến chứng nguy hiểm thai phụ cần phải thăm khám chính xác trước khi tiêm trưởng thành phổi cũng như cần có sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.

Tiêm mũi trưởng thành phổi có đắt không?

Mỗi cơ sở y tế sẽ có mức phí riêng cho mũi tiêm trưởng thành phổi. Do đó, để biết chính xác giá của mũi tiêm là bao nhiêu, các bà bầu nên thăm khám thai tại cơ sở y tế, cũng như các phòng khám thai đã được cấp giấy phép hoạt động, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chứng chỉ hành nghề.

Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về mũi tiêm trưởng thành phổi cho bà bầu. Để có một thai kì khỏe mạnh cũng như kiến thức trong việc chăm sóc trẻ nhỏ sau sinh, các bạn hãy liên hệ đến số điện thoại 038 558 1111- 028 39 257 111 để được tư vấn những thông tin bổ ích nhất cho mình.

broken image